Hiểu rõ hệ tiêu hóa của bé
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu trong khi nhu cầu dinh dưỡng lớn cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện (thể chất, trí tuệ…), đòi hỏi hệ tiêu hóa làm việc với hiệu suất cao hơn người lớn.
Vì vậy, nắm vững những đặc điểm ở trẻ nhỏ có thể giúp cha mẹ phòng ngừa và xử trí hiệu quả những vấn đề tiêu hóa xảy ra với bé. Đường tiêu hóa cũng là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh và dị ứng.

Đặc điểm hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Hệ tiêu hóa có vai trò tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thu thức ăn để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cơ thể bé mỗi ngày và bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Với trẻ sơ sinh (28 ngày đầu):
- Thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Cho bú mẹ ngay sau sinh, để tận hưởng nguồn sữa non chứa nhiều năng lượng và kháng thể tự nhiên.
Với trẻ nhũ nhi (02 – 12 tháng):
- Hệ tiêu hoá bé đang dần hoàn thiện, 4-6 tháng bé bắt đầu có khả năng tiêu hoá tinh bột, các thực phẩm khác ngoài sữa. Cho bé ăn dặm ở tháng thứ 6, bắt đầu từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.

Các thành phần dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa của bé
- Đạm Whey chất lượng cao và được thủy phân một phần: giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
- Hỗn hợp đường bột kép: giảm lactose, giúp hấp thu đường hiệu quả, giảm các rắc rối tiêu hóa.
- Hỗn hợp chất béo đặc biệt không chứa dầu cọ: giúp dễ tiêu hóa, gia tăng hấp thu chất béo và canxi, làm phân mềm.
- Chất xơ thực phẩm: có trong rau quả, các loại khoai, đậu, rong biển. Chất xơ thực phẩm cuốn những cặn bã thải từ thức ăn và làm tăng số lượng phân tiêu.
- Đường Oligosaccharid: làm tăng những vi khuẩn có lợi trong ruột và cải thiện chức năng ruột. Đường Oligosaccharid có nhiều trong đậu nành, hành tây, tỏi, bắp, chuối, mật ong…